374. Mạo danh
Quyển 11 : Tuyết Vực Phật Quốc

Lại đây !

Lời ra lệnh cộc lốc, thô lỗ, hách dịch, nghe cực kỳ đáng ghét. Làm như hễ nói là người khác phải răm rắp tuân theo.

Ngay lúc ấy, Kiến Sầu thiếu chút nữa thì không kịp ứng đối, đến khi định thần lại thì suýt cười khẩy.

Lâu lắm rồi nàng chưa từng nghe ai trâng tráo với mình như vậy, chưa kể bây giờ đi đâu ai cũng cung kính kêu nàng “Nguyên anh lão quái” mà thậm chí hồi mới chân ướt chân ráo đến Thập Cửu Châu cũng chẳng có ai dám nói chuyện với nàng như thế.

Trừ cái đám du thủ du thực ở mười tám tầng địa ngục mà thôi…

Tiếc thay, bọn chúng cũng chẳng có kết cục tốt đẹp gì cho lắm.

Dưới ánh mắt điềm tĩnh của Kiến Sầu, tòa nhà cũ kỹ chìm trong thinh lặng.

Nàng đứng trên lầu, mắt nhìn xuống dưới, môi nhếch lên cười giễu cợt, vẻ mặt trấn định không chút đổi sắc, đồng thời hai chân cũng chẳng nhúc nhích, cứ đứng đâu là yên chỗ nấy.

Tăng nhân cầm pháp loa đứng dưới cũng nhận ra ngay thái độ chống đối của Kiến Sầu. Nó hoàn toàn khác với những người mà trước đây gã thường tuyên bố tuyển làm minh phi phật mẫu. Vì vậy, sắc mặt của gã cũng trở nên khó coi.

Pháp danh Ma Già, người này là môn đồ đã bái Hoằng Nhẫn thượng sư làm thầy, quanh năm suốt tháng hầu hạ các pháp sư tầm tầm bậc trung.

Ở Tuyết Vực, phàm chỗ nào có người ở là có đền chùa, mỗi đền chùa đều có thượng sư chủ trì. Tuy nhiên ai cũng biết thánh địa thực sự là thánh sơn, thánh điện. Ở đó hội tụ mọi tinh túy của Phật pháp Tuyết Vực và các tăng nhân có tu vi cao nhất : từ ba ngàn tăng chúng đến bảy mươi hai thượng sư, ba pháp vương, và cao hơn nữa là thánh tử Tịch Gia mà Ma Già chỉ nghe tên chứ chưa bao giờ có dịp hạnh ngộ…

Hoằng Nhẫn thượng sư chỉ là một trong bảy mươi hai thượng sư tầm tầm mà thôi. Ma Già là đệ tử tâm truyền thứ ba, ở Tuyết Vực ai cũng gọi là “Tâm Tử”, tên nghe rất kêu nhưng thực ra cũng chỉ là đệ tử tép riu. Tuy tu hành đã hơn trăm năm có dư nhưng gã chưa bao giờ được thượng sư chỉ dạy hay trọng dụng. Mà mấy cái chuyện “sướng khoái” gì gì đó thì chỉ có thượng sư với pháp vương hưởng thụ chứ gã thì hoàn toàn không có tư cách tiếp xúc.

Vì vậy, chuyện gặp ngày hôm nay là dịp may của gã.

Ma Già chuyến này rời thánh điện có hai mục đích : Một là đến chùa Chiêu Hóa để đón pháp sư Hoài Giới, người kế thừa y bát của Địch Nhất thượng sư, rồi dẫn về thánh điện tiếp nhận tẩy lễ quán đỉnh. Hai là nhân đó, dọc đường tuyển chọn minh phi đem dâng cho pháp vương Bảo Kính.

Mục đích đầu tiên không có gì đáng bàn, đây là việc thường tình trong thánh điện. Nhưng mục đích thứ hai mới là cơ hội ngàn năm một thưở, bao người cầu mà chẳng được.

Pháp vương Bảo Kính là một ba pháp vương cao cấp nhất của Tân Mật. Lúc hai phái Tân Cựu đánh nhau, ngài là người đối đầu với pháp vương Lợi Nghiêm của Cựu Mật. Hai vị tài năng một chín một mười, khó phân thắng bại. Nhưng rốt cục, với thực lực nhỉnh hơn một chút, pháp vương Bảo Kính đã đánh trọng thương pháp vương Lợi Nghiêm.

Nhưng mặc dù vậy, ngay chính bản thân ngài cũng phải chịu thương tích nặng nề, tu vi hao tổn nghiêm trọng đến nỗi bị ma chướng quấy nhiễu, vì vậy nên cần phải tìm minh phi để hỗ trợ chữa thương tu hành.

Ở Tuyết Vực, hay nói đúng hơn là trong Tân Mật, minh phi phật mẫu có một vị trí vô cùng quan trọng.

Bằng phương pháp tuyển chọn đặc biệt, thường thường các thượng sư sẽ tuyển ra từ mười hai đến hai mươi nữ tử trẻ tuổi làm minh phi để song tu hàng ngày. Sau khi qua mật quán đỉnh và kề cận với thượng sư lâu ngày, minh phi có thể xem như trở thành “Phật mẫu” thực sự.

Về bản chất, minh phi và phật mẫu là hai cách gọi rất khác biệt.

Đệ tử mới nếu muốn chính thức bước vào con đường tu đạo phải trải qua bốn lễ quán đỉnh : bình quán, mật quán, trí tuệ và hòa thắng. Trong số đó, bình quán quan trọng nhất, còn ba lễ sau đều cần phải có phật mẫu minh phi tham dự.

Nói cho dễ hiểu thì nền tảng phương pháp tu hành của Mật Tông dựa trên “Nhạc không song vận*” cùng song tu với minh phi. Nếu càng có thể bảo trì tư tưởng “Đại không” trong cực lạc thì tu vi càng được tinh tiến.

* “Nhạc không song vận” là phương pháp tu tập đặc biệt của Mật Tông Vô thượng du già mật bộ, dựa trên “Đại Nhật kinh” và “Kim cương đỉnh kinh”.

Nói chung, minh phi tuệ căn càng lớn thì càng hữu ích cho việc hỗ trợ tu hành.

Thậm chí có khi một minh phi có thể phụ tá cho nhiều thượng sư tu hành, giúp họ “tức thân thành Phật*”.

* hiện đời thành Phật, đại khái là thành Phật sống.

Nếu minh phi có thể giữ được tinh thần thư thái trấn tĩnh, biết lĩnh ngộ giáo lý thì cũng có thể tu hành được như thượng sư, tự mình tu thành “Không Hành mẫu”.

Cách đây mấy trăm năm trong Tân Mật đã từng có Không Hành mẫu xuất hiện. Đây chính là Phật mẫu luôn kề cận bên mình Bảo Kính pháp vương. Nhưng vài năm trước, khi hai phái Tân Cựu xảy ra xung đột, bà lại đột nhiên đầu nhập Cựu Mật. Thậm chí thương tích trên người pháp vương Bảo Kính bây giờ cũng là do có phần “góp sức” của bà.

Bí cảnh

Xin điểm chỉ quyết trên giao diện để hóa giải chướng nhãn pháp !

9 phản hồi

  1. Piero says:

    Hay thật. Trước giờ đối với Tạ Bất Thần một lòng khinh ghét nhưng sau hành động này tựa hồ vẫn khinh vẫn ghét nhưng có thêm một phần thú vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *